Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi, bảng theo dõi chỉ số huyết áp thấp, huyết áp bình thường, huyết áp cao.

Huyết áp là gì? Có vai trò như thế nào với sức khỏe của con người?

Định nghĩa huyết áp

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp bình thường khi nào?

Trên thực tế, huyết áp của chúng ta thường không ổn định, ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày. Kèm theo đó là các yếu tố về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp. Đôi khi huyết áp đột ngột tăng cao nhưng có lúc lại hạ xuống thấp, điều này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh về huyết áp. Vậy huyết áp như thế nào là bình thường?

Huyết áp thường có 2 trị số, đó là huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Bác sĩ sẽ căn cứ vào 2 trị số huyết áp này để biết được huyết áp như thế nào là bình thường. Cụ thể như sau:

– Huyết áp bình thường: Với người lớn, huyết áp tâm thu rơi vào khoảng dưới 120 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, đó là chỉ số huyết áp bình thường, chứng tỏ sức khỏe của bạn ổn định.

– Huyết áp thấp: còn gọi là hạ huyết áp, khi huyết áp tâm thu ở dưới 90 mmHg, hay giảm 25 mmHg so với chỉ số bình thường thì được chẩn đoán là hạ huyết áp.

– Huyết áp cao: còn gọi là cao huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, hay huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg, có nghĩa là bạn đang mắc bệnh cao huyết áp.

– Tiền cao huyết áp: Tình trạng này được xác định khi giá trị các trị số giữa mức huyết áp bình thường cùng mức của cao huyết áp (nghĩa là huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hay huyết áp tâm trương khoảng từ 80-89 mmHg).

Chỉ số huyết áp nói lên điều gì?

Huyết áp thấp hay cao huyết áp đều có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Hay nói cách khác, huyết áp chính là các chỉ số phản ánh thực trạng sức khỏe của chúng ta. Khi có chỉ số huyết áp bình thường tương ứng với độ tuổi của mình, chứng tỏ là bạn đang có sức khỏe ổn định.

Bảng đo huyết áp

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Bảng theo dõi chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi

Theo đó, theo từng độ tuổi, mỗi người sẽ có một mức chỉ số huyết áp bình thường tương ứng. Dựa vào bảng chúng ta có thể thấy được khi nào bị huyết áp thấp, huyết áp cao.

Cụ thể:

– Từ 1-12 tháng: Chỉ số huyết áp bình thường là 75/50 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 100/70mmHg.

– Từ 1-4 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 110/80 mmHg.

– Từ 3-5 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 110/80 mmHg.

– Từ 6-13 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 85/ 55 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 120/80mmHg.

– Từ 13-15 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 95/60mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 140/90mmHg.

– Từ 15-19 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu 105/73 mmHg, Trung bình 117/77 mmHg và tối đa 120/81 mmHg.

– Từ 20-24 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu 108/75 mmHg, Trung bình 120/79 mmHg và tối đa 132/83 mmHg.

– Từ 25-29 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu 109/76 mmHg, Trung bình 121/80 mmHg và tối đa 133/84 mmHg.

– Từ 30-34 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 110/77 mmHg, trung bình 122/81 mmHg và tối đa 134/85 mmHg.

– Từ 35-39 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 111/78 mmHg, trung bình 123/82 mmHg và tối đa 135/86 mmHg.

– Từ 40-44 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 112/79 mmHg, trung bình 125/83 mmHg và tối đa 137/87 mmHg.

– Từ 45-49 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 115/80 mmHg, trung bình 127/64 mmHg và tối đa 139/88 mmHg.

– Từ 50-54 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 116/81 mmHg, trung bình 129/85 mmHg và tối đa 142/89 mmHg.

– Từ 55-59 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu là 118/82 mmHg, trung bình 131/86 mmHg và tối đa 144/90 mmHg.

– Từ 60-64 tuổi: Các chỉ số huyết áp bình thường lần lượt là: Tối thiểu 121/83 mmHg, trung bình 134/87 mmHg và tối đa 147/91 mmHg.

Cách đo huyết áp chính xác nhất

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Trước khi tiến hành đo huyết áp cần thư giãn khoảng 10 phút.

– Nếu đo liên tiếp, thì các lần đo phải cách ít nhất 2 phút mới cho kết quả đảm bảo.

– Không nên ăn quá no, uống rượu bia hay hút thuốc lá trước thời điểm đo huyết áp.

– Khi đến cơ sở y tế đo huyết áp nên mặc quần áo thoải mái, không mặc áo quá chật bó chặt bắp tay.

– Đo cùng ở một cánh tay và thường là đo ở bên tay trái.

– Giữ vị trí động mạch luôn ngang bằng so với tim khi đo.

– Trong quá trình đo, không nên di chuyển, chuyện trò hoặc co bóp cơ bắp tay, bắt chéo chân để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Cách phòng tránh bệnh huyết áp

Khi tiến hành đo huyết áp, bạn nhận được chỉ số huyết áp bình thường, điều này không có nghĩa là suốt đời bạn không mắc phải bệnh huyết áp, mức huyết áp luôn ổn định và không có gì biến động đáng lo ngại. Tuy nhiên, đó là một quan điểm sai lầm của nhiều người, bởi huyết áp của chúng ta có thể bị tác động bởi rất nhiều nguyên nhân và khi dẫn đến bệnh huyết áp, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc chủ động phòng bệnh ngay từ đầu chính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ:

Để phòng tránh bệnh huyết áp, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý trong khẩu phần ăn. Luôn cân đối các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Cũng không nên ăn quá nhiều thịt cá, vì chúng có nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch,… khiến cho huyết áp tăng cao. Nhưng khi bạn không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm cho huyết áp thấp khi các cơ quan không hoạt động đúng cách. Do đó, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng chính là các giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường tốt nhất.

– Rèn luyện thân thể thường xuyên:

Ở bất cứ độ tuổi nào, việc rèn luyện bản thân, tập thể dục thể thao đều đặn chính là cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật, trong đó có bệnh huyết áp. Chúng ta có thể có được sức khỏe tốt khi sức đề kháng cơ thể được đảm bảo.

Cẩm nang - Tags: , ,