Bảng nhận biết các chất trong dung dịch, các khí vô cơ

Bảng nhận biết các chất có trong dung dịch, nhận biết các khí vô cơ. Dựa vào bảng này học sinh có thể nhận biết được các chất đã học.

Bảng nhận biết các chất trong dung dịch, các khí vô cơ

Bảng nhận biết các chất hóa học thường gặp

* Download (click vào để tải về): Bảng nhận biết các chất hóa học để in ra giấy học thuộc.

Bảng nhận biết các chất Hóa học 9

Dựa vào bảng trên ta thấy để nhận biết các chất trong dung dịch thì cần dùng thuốc thử như sau:

Hoá chấtThuốc thửHiện tượng
– Axit

– Bazơ kiềm

Quỳ tím– Quỳ tím hoá đỏ

– Quỳ tím hoá xanh

Gốc nitratCuTạo khí không màu, để ngoài không khí hoá nâu
Gốc sunfatBaCl2

 

Tạo kết tủa trắng không tan trong axit
Gốc sunfit– BaCl2

– Axit

– Tạo kết tủa trắng không tan trong axit.

– Tạo khí không màu.

Gốc cacbonatAxit, BaCl2, AgNO3Tạo khí không màu, tạo kết tủa trắng.
Gốc photphatAgNO3Tạo kết tủa màu vàng
Gốc cloruaAgNO3, Pb(NO3)2Tạo kết tủa trắng
Muối sunfua

 

Axit,

Pb(NO3)2

Tạo khí mùi trứng ung.

Tạo kết tủa đen.

Muối sắt (II)NaOHTạo kết tủa trắng xanh, sau đó bị hoá nâu ngoài không khí.
Muối sắt (III)Tạo kết tủa màu nâu đỏ
Muối magieTạo kết tủa trắng
Muối đồngTạo kết tủa xanh lam
Muối nhômTạo kết tủa trắng, tan trong NaOH dư

Để nhận biết các khí vô cơ ta thực hiện:

Khí SO2Ca(OH)2,

dd nước brom

Làm đục nước vôi trong.

Mất màu vàng nâu của dd nước brom

Khí CO2Ca(OH)2Làm đục nước vôi trong
Khí N2Que diêm đỏQue diêm tắt
Khí NH3Quỳ tím ẩmQuỳ tím ẩm hoá xanh
Khí COCuO (đen)Chuyển CuO (đen) thành đỏ.
Khí HCl– Quỳ tím ẩm ướt

– AgNO3

– Quỳ tím ẩm ướt hoá đỏ

– Tạo kết tủa trắng

Khí H2SPb(NO3)2Tạo kết tủa đen
Khí Cl2Giấy tẩm hồ tinh bộtLàm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
Axit HNO3Bột CuCó khí màu nâu xuất hiện

Bài tập thực hành

1) Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn

Câu 1:  Trình bày phương pháp phân biệt 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.

Câu 2:  Phân biệt 4 chất lỏng: HCl, H2SO4, HNO3, H2O.

Câu 3:  Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.

a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?

b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?.
Câu 4:  Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.

Câu 6:  Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

Câu 7:  Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hỗn hợp sau: (Fe + Fe2O3), (Fe + FeO), (FeO + Fe2O3).

Câu 8:  Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3), (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Nhận biết chỉ bằng thuốc thử quy định

Câu 1:  Nhận biết các dung dịch trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng dung dịch HCl:

a) 4 dung dịch: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl.

b) 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.

Câu 2:  Nhận biết bằng 1 hoá chất tự chọn:

a) 4 dung dịch: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3.

b) 4 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4.

c) 4 axit: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.

Câu 3: Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung

dịch bị mất nhãn: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.

Câu 4:  Cho các hoá chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng.

3) Nhận biết không có thuốc thử khác

Câu 1:  Có 4 ống nghiệm được đánh số (1), (2), (3), (4), mỗi ống chứa một trong 4 dung dịch sau: Na2CO3, MgCl2, HCl, KHCO3. Biết rằng:

– Khi đổ ống số (1) vào ống số (3) thì thấy kết tủa.

– Khi đổ ống số (3) vào ống số (4) thì thấy có khí bay lên.

Hỏi dung dịch nào được chứa trong từng ống nghiệm.

Câu 2:  Trong 5 dung dịch ký hiệu A, B, C, D, E chứa Na2CO3, HCl, BaCl2, H­2SO4, NaCl. Biết:

– Đổ A vào B → có kết tủa.

– Đổ A vào C → có khí bay ra.

– Đổ B vào D → có kết tủa.

Xác định các chất có các kí hiệu trên và giải thích.

Câu 3:  Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D  chứa KI, HI, AgNO­3, Na2CO3.

+ Cho chất trong lọ A vào các lọ: B, C, D đều thấy có kết tủa.

+ Chất trong lọ B chỉ tạo kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại.

+ Chất C tạo 1 kết tủa và 1 khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại.

Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích?

Câu 4:  Hãy phân biệt các chất trong mỗi cặp dung dịch sau đây mà không dùng thuốc thử khác:

a) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH.

b) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl.

Câu 5:  Không được dùng thêm hoá chất nào khác , hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: KOH, HCl, FeCl3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3, NH4Cl.

Câu 6:  Không được dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: NaHSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Na2CO3, KHCO3.

Hóa học 9 - Tags: , , , ,