Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bắc Kạn 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Kạn, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút. Ngày thi sáng 24 tháng 7 năm 2020.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

Hình thức thi Tự luận. Gồm 2 phần Đọc hiểu và Làm văn.

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bắc Kạn 2020-2021

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương

 

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

(Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa ?

Câu 4. (1,0 điểm) Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)  Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

 

Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ Văn 9, tập hai)

Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Kạn năm 2020-2021

PHẦNCâuNội dung
I1– Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2So sánh hình ảnh con người tự mình làm việc bằng chính đôi bàn tay của mình và nghị lực cố gắng, kiên trì để gặt hái những điều mình muốn, với hình ảnh những chú chim chăm chỉ làm việc cả ngày để chọn những hạt mình ưng ý nhất.
3Câu nói ấy đề cập đến sự tích lũy, xây dựng từ từ, từ gốc đến ngọn. Đây là một câu nói rất đúng. Muốn có quả ngọt, thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình. Bất cứ điều gì cũng cần thời gian, cần những sự cố gắng vun đắp nên từng chút một. Chứ không có bất cứ điều gì có thể thành công trong phút chốc hay tự nhiên mà có được. Giống như một loại quả muốn ngọt lành thì phải qua biết bao tháng ngày tích từng chút nhựa sống hấp thu trong đất trời, con người muốn thành công thì phải tích lũy từng chút về kiến thức, kinh nghiệm, thái độ… Rồi trái ngọt cũng sẽ xuất hiện khi ta tích lũy đủ mọi thứ. Giống như các em HS tích lũy kiến thức, kinh nghiệm làm bài trong suốt 9 năm qua để chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp lần này vậy.
4Bài thơ là những lời khuyên nhủ, chia sẻ nhẹ nhàng, tình cảm của bậc cha mẹ dành cho con cái mình. Rằng hãy cứ cố gắng tích lũy cho bản thân những kiến thức kĩ năng, kinh nghiệm… cần thiết. Và hãy kiên trì, bền bỉ đến cùng với mục tiêu, con đường của mình. Rồi thì kết quả, trái ngọt sẽ đến với con. Đừng ham chơi, lười nhác, bỏ dở giữa chừng, vì khi đó sẽ chẳng có trái ngọt nào dành cho con đâu. Vì trên thé giới này không có gì tự nhiên mà đến cả dù là những điều nhỏ bé nhất. Từ đó, thấy được sự quan tâm, yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con cái. Cùng với đó là sự lo lắng cho con trước những thử thách của cuộc đời. Và hơn cả là niềm tin tưởng trìu mến vào người con sẽ kiên trì đến cuối cùng, trước những giây phút cam go nhất.
II1Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù.
21. Giới thiệu chung

Giới thiệu tác giả: Thanh Hải

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam

+ Phong cách sáng tác

+ Tác phẩm tiêu biểu

– Giới thiệu tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Nội dung, nghệ thuật

– Giới thiệu khái quát ba khổ đầu bài thơ

2. Phân tích

* Khổ thơ thứ nhất:

– Bức tranh thiên nhiên xứ Huế

+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện

=> Hình ảnh đặc trưng của xứ Huế mộng mơ

=> Phải là người am hiểu sâu sắc, tường tận về Huế thì mới có thể viết được những vần thơ chân thật, giản dị mà rất đỗi ngọt ngào đến vậy!

* Khổ thơ thứ hai:

– Khung cảnh mùa xuân của đất nước.

+ Hình ảnh: người cầm súng, người ra đồng

=> Những người rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta

+ Nếu người ra đồng là người cung cấp lương thực, thực phẩm, nuôi sống các anh bộ đội “lộc trải dài nương mạ”

+ Thì “người cầm súng” là những người có trách nhiệm to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

3 Tổng kết

– Khẳng định giá trị của bài thơ

– Tình cảm của em dành cho bài thơ

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,