Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Vĩnh Phúc 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút. Ngày thi sáng 18 tháng 7 năm 2020.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

Hình thức thi tự luận. Gồm 3 câu.

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Vĩnh Phúc 2020-2021

Gợi ý giải đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020-2021:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
ABDC

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5:

Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề sống đẹp. Vấn đề khá rộng và quen thuộc sẵn có trong văn mẫu nên dễ đối với nhiều thí sinh.

Vấn đề sống đẹp trong cuộc sống hiện tại rất hay những để viết cho rõ ràng và dẫn chứng bao quát và thuyết phục thì thật sự không dễ chút nào. Có thể nội dung và các dẫn chứng thí sinh viết sẽ theo hướng không bàn nhiều về biểu hiện của sống đẹp mà lệch sang lên án quan niệm sống tiêu cực, xấu xa, đồi bại hiện tràn ngập trên trang mạng xã hội.

Đoạn văn (không phải bài văn) cần nêu các ý sau:

Sống đẹp: có lý tưởng hoài bão ước mơ; sống đúng pháp luật và hòa hợp với thời đại, với hoàn cảnh; sống lành mạnh, trong sáng và nhân ái, bao dung; sống vui tươi, hạnh phúc và luôn có chí vươn lên…

–  Phân tích, bình luận cần làm rõ các trọng tâm trên.

+ Biểu hiện của sống đẹp trong các lĩnh vực chủ yếu như trong nhà trường, trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người… Sống nhân ái, vị tha, lạc quan và tin tưởng và sống đúng luật pháp, hợp với hoàn cảnh và nỗ lực thực hiện mục đích ước mơ…

+ Ý nghĩa của sống đẹp: sống đẹp giúp chúng ta an yên, hạnh phúc, được nhiều người tin yêu, quý mến. Sống đẹp sẽ hình thành người có nhân cách đẹp và trưởng thành, có ích và hạnh phúc bền lâu. Những người sống gian dối, tham lam, ích kỷ và buông bỏ sẽ bi quan, chán nản sẽ bị người đời xa lánh và dễ thất bại.

– Liên hệ, bản thân cần làm gì để sống đẹp trong năm tháng học trò và sau này?

+ Trong đoạn văn viết câu có thành phần phụ chú và gạch chân cả câu văn đó. Nếu thí sinh chỉ gạch chân thành phần phụ chú sẽ không có điểm.

Câu 6:

Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung của bài nghị luận văn học về truyện.

Thí sinh có thể có nhiều cách nêu cảm nhận, hiểu biết và phân tích, nhưng cần làm rõ các nội dung chính. Dưới đây là gợi ý dàn bài tham khảo:

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm Chiếc lược ngà.

– Nêu vấn đề:  nhân vật bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh, giàu lòng yêu thương ba da diết.

2. Thân bài:

– Ý 1: Giới thiệu ngắn gọn tình huống gặp gỡ éo le của cha con ông Sáu và tóm lược cốt truyện.

– Ý 2:  Phân tích, giảng giải cần làm rõ các nội dung và nghệ thuật về nhân vật bé Thu.

+ Bé Thu chưa chịu nhận Ba:

Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha, khao khát đến ngày được gặp cha.

Bé Thu bướng bỉnh, thái độ khác thường, không nghe ai, xử sự theo cảm tính và nhìn nhận của cô bé 7-8 tuổi.

(Chọn vài chi tiết làm rõ Thu đã nghĩ và làm gì. Thu từ chối và phản ứng thế nào trước những việc làm của ba và mọi người).

Tuy bé Thu rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng không đáng trách. Bé Thu không nhận ba và đối xử với ba được nhà văn miêu tả chân thực, hợp với tâm lý và hiểu biết của cô bé chưa gặp ba bao giờ ngoài tấm hình chụp chung với má ngày cưới.

+ Bé Thu nhận ba trong tình huống éo le

Khi đã hiểu, bé Thu thay đổi thái độ và hành động của mình (phân tích một vài chi tiết từ ánh mắt, tâm trạng đến cử chỉ…)

Giờ phút ông Sáu chào con để đi, Thu đã gọi thất thanh, ôm ghì, hôn ba và nói lời nghẹn ngào… muốn ba tặng cho cây lược…

Bây giờ, khi đã trưởng thành, cây lược và hình ảnh người cha luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh và yêu kính của Thu.

– Ý 3: Đánh giá:

Cách dựng tình huống truyện éo le, ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ ngữ mang phong cách Nam bộ, nhân vật người kể chuyện và tình huống hiểu lầm vỡ lẽ… làm câu chuyện về tình cha con người lính lôi cuốn…

Nhà văn miêu tả thành công vẻ đẹp tình cha con sâu nặng của gia đình người lính qua nhân vật bé Thu hiếu thảo, rất yêu thương ba…

3. Kết bài

Khái quát những nét tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng nhân vật; nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật và tác phẩm.

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,